Skip links

“Tô màu” thương hiệu bằng bản sắc của Character Marketing

Cùng sự thay đổi thị hiếu và sự ra đời của các xu hướng marketing mới, dường như các linh vật thương hiệu dần bị lãng quên bởi các marketer. Liệu thời “vàng son” của các linh vật đã qua hay do marketer chưa biết cách biến hóa chúng theo những diện mạo mới? Để tìm đáp án cho câu hỏi này, cùng Hoàng Vũ Corp tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây nhé.

Character Marketing – Xu hướng đầy triển vọng tại Việt Nam

Character Marketing là quá trình từ việc nghiên cứu thị trường, tâm lý của đối tượng mục tiêu và thuộc tính của nhãn hàng để tạo ra linh vật thương hiệu đến các hoạt động online và offline hậu ra mắt, từ đó xây dựng linh vật thành nhân vật đại diện của thương hiệu. Đối với doanh nghiệp, linh vật không chỉ là một bản vẽ, mà đã trở thành “đại sứ” thương hiệu với cá tính và giọng nói đặc trưng cho nhãn hàng mà nhân vật đó đại diện. 

Ở thời điểm hiện tại, GDP của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng theo hướng tích cực, trong khi con số này ở Thái Lan và những nước phát triển khác đều suy giảm. Điều đó đã chứng minh Việt Nam là một môi trường rất ổn định cho các doanh nghiệp, cũng như là cơ hội thuận lợi cho các Fiction Character (Nhân vật hư cấu) phát triển.

Triển vọng của Character Marketing là vô hạn

Các marketer thường có định kiến rằng, character marketing chỉ dành cho các nhãn hàng có người tiêu dùng cuối cùng là mass audience, chẳng hạn như ngành FMCG. Tất nhiên, việc sử dụng một nhân vật dễ thương để kết nối với đại đa số người dùng là dễ nhất, tuy nhiên, character marketing là một xu hướng có triển vọng vô hạn. Đặc biệt, những ngành hàng “niche” và “technical” như tài chính lại càng làm nổi bật sức mạnh của linh vật. Những thông tin mà các nhãn hàng này muốn truyền thông đến người dùng thường rất cứng nhắc và khó ghi nhớ, nên việc truyền tải thông qua giọng nói của một nhân vật làm “mềm” những thông tin này, khiến người dùng dễ hiểu và dễ ghi nhớ. 

Các số liệu thống kê cho thấy, nội dung có character xuất hiện thường có lượng tương tác cao hơn 1.5 – 2 lần so với những nội dung không có character (cùng chủ đề).

Thông thường, khi lựa chọn linh vật thương hiệu, khách hàng nên xây dựng một nhân vật hư cấu hoàn toàn vì 02 lý do chính sau đây:

1. Vấn đề về quyền sử dụng: Khi một nhân vật được xây dựng theo hình ảnh một cá nhân nào đó, nó không thuộc về thương hiệu 100%. Khi hợp đồng kết thúc, thương hiệu phải tiến hành các thủ tục hợp đồng để có quyền tiếp tục sử dụng hình ảnh của cá nhân đó. Thậm chí, nếu người nổi tiếng đã cấp hoàn toàn quyền sử dụng nhân vật đó cho nhãn hàng, hình ảnh nhân vật cũng sẽ có những liên kết nhất định đến sự nghiệp cá nhân của người nổi tiếng. 

2. Vấn đề về khủng hoảng truyền thông: Mặc dù tôi chắc rằng những người nổi tiếng sẽ có đội ngũ quản lý hình ảnh riêng, tuy nhiên, không gì có thể đảm bảo scandal sẽ không xảy ra. Nếu đại sứ thương hiệu có khủng hoảng truyền thông thì chắc chắn nhãn hàng cũng bị ảnh hưởng theo. Còn nếu sử dụng nhân vật hư cấu thì nhãn hàng có thể hoàn toàn kiểm soát những phát ngôn của linh vật, cũng như việc xử lý khủng hoảng cũng dễ dàng hơn.

Linh vật thương hiệu là bước đệm giúp nhãn hàng bước vào Metaverse

Trong một thế giới mà mọi người tương tác với nhau qua nhân vật ảo như metaverse thì việc ứng dụng character marketing là tất yếu. Về cơ bản, có rất nhiều cách để nhãn hàng có thể ứng dụng character marketing vào metaverse. Một ví dụ đơn giản, người dùng sẽ đi dạo trong metaverse với các avatar. Hãy thử tưởng tượng bạn tạo nên những avatar với linh vật thương hiệu của mình, và khi hàng triệu người sử dụng nó để đi dạo trong metaverse, bản thân việc đó đã là marketing rồi. 

Leave a comment